Đăng trong Lơ ngơ... vào bếp

Mơ…

.

Sưu tầm

http://thucduong.vn/forums/index.php?showtopic=3125

I. Mơ muối

1. Nguyên liệu :
Phần 1 : muối mơ
– Mơ : 10kg
– Muối : 1.5-2kg (15-20%)
– Rượu Shochu (hoặc vodka, nồng độ khoảng 35-39 độ): 50-70ml

Phần 2 : nhuộm màu bằng lá tía tô
– Lá tía tô : 1-1.2kg (10-12% so với mơ)
– Muối : 30-50g

Đọc tiếp “Mơ…”

Đăng trong Lơ ngơ... vào bếp

Kỹ thuật trồng rau mầm không cần giá thể

Rau mầm là loại rau sạch, giàu dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe của con người Thông thường rau mầm được trồng trên giá thể, như xơ dừa, đất sạch, rơm rạ…Mới đây Trung Tâm hỗ trợ nông dân – Hội Nông dân TPHCM, đã chuyển giao quy trình kỹ thuật trồng rau mầm không cần giá thể cho Hội Nông dân quận Bình Tân, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.

Phương pháp trồng rau mầm không cần giá thể này rất đơn giản nhưng hiệu quả kinh tế rất cao, nếu so sánh với trồng rau mầm bằng giá thể, hay thủy canh, bán thủy canh (đối với hạt mầm rau muống) thì 1 kg hạt rau muống trồng, thu hoạch được 3 kg. Trồng bằng phương pháp không có giá thể, 1 kg hạt rau muống sẽ thu hoạch được 6 kg, năng suất cao gấp 2 lần.

Đọc tiếp “Kỹ thuật trồng rau mầm không cần giá thể”

Đăng trong Lơ ngơ... vào bếp

Giấm hoa quả

.

Khi làm giấm, trong hũ chứa có một lớp men vi sinh, lớp men này càng ngày sẽ càng dày lên và chính lớp men này làm cho hỗn hợp nước trong hũ trở chua thành giấm. Hầu hết các bà nội trợ VN đều gọi lớp men vi sinh này là “con giấm”. Vì có thể làm con giấm “mập ra” là nhờ ” nuôi ” bằng nước đường, con giấm càng lớn sẽ làm cho nước đường càng nhanh thành giấm. Như vậy càng “nuôi”, con giấm sẽ làm cho thu lợi càng nhiều. Vậy thì sao mà không gọi là giấm nuôi cho được. Chữ nghĩa dân gian VN mà. Một số bà nội trợ tin rằng khi làm giấm nuôi, “con giấm” càng dày thì sẽ làm ăn phát đạt cho nên họ không cho ai con giấm bao giờ. Còn để cho “con giấm” mà chết thì chỉ có trừơng hợp là đã đem nó ra phơi nắng hoặc sau khi lấy hết nứơc giấm chua ra mà không cho thêm nước đường vào thì “con giấm” chẳng có gì để ăn sẽ chết.

Đọc tiếp “Giấm hoa quả”

Đăng trong Lơ ngơ... vào bếp

Gà om nấm

.

Nguyên liệu:
– 500g thịt gà (2 chiếc đùi gà)
– 300g nấm rơm hoặc nấmhương tươi hoặc 15-20 tai nấm hương khô
– 1 củ khoai tây
– 1 củ cà rốt
– 1 nhánh gừng, thái sợi
– 1 củ tỏi, băm nhỏ
– nước mắm
– tiêu xay
– 1 thìa bột năng
– rau mùi

Cách làm:

Thịt gà rửa sạch, chặt miếng vừa rồi tẩm ướp với gia vị, hạt tiêu.
Rau củ ngâm rửa rồi thái miếng
Cho tỏi vào phi thơm rồi cho gà vào chảo đảo qua cho gà ra bớt mỡ và xém cạnh.
Gà xém cạnh, chuyển màu vàng nhẹ, cà rốt, khoai và 1 bát nước dùng vào ( không có thì dùng nước trắng cũng được)
Nêm thêm gia vị cho vừa miệng rồi đun nhỏ lửa khoảng 15 phút cho gà ngấm mắm muối gia vị, rau củ chín mềm. Cho nấm vào đun chừng 10 phút cho nấm chín và ngấm mắm muối.
Nước dùng cạn dần chỉ còn xâm xấp, hòa bột năng với chút nước nguội đổ vào nồi khuấy đều

Yêu Cầu

Thịt và rau củ chín mềm, ngấm mắm muối, thơm hương vị đặc trưng của thịt gà và nấm tươi là nấm giữ nguyên hương vị thơm ngon đặc trưng của nấm. Món này ăn rất hao cơm…

Đăng trong Lơ ngơ... vào bếp

Sấu ngâm đường

.

Mình rất thích dùng sấu để nấu canh chua nên nói đến sấu là nghe vị chua của canh sấu thịt nạc rồi. Rất nhiều lần nghe sấu ngâm và ô mai sấu đều k có chút muốn thử  cho tới 1 lần ăn thử ô mai sấu bao tử thấy rất ngon và tiện thấy những rổ sấu chín vàng ươm mùi thơm chua ngọt thật thích mắt liền mua về làm sấu ngâm đường, sau khi thử mấy cách thì thấy cách sau đây cho chất lượng tốt nhất. sấu ăn giòn, vị chua ngọt, nước thơm… Lưu vào đây năm sau khỏi quên… 

Nguyên liệu:

– 1,0 kg sấu
– 1,0 kg đường (nên chọn loại đường hoa mai để giữ được mầu vàng của nước sấu và vị đậm hơn)
– 1 nhánh gừng nhỏ

Cách làm:

Theo kinh nghiệm : Sấu phải chọn quả bánh tẻ, có nghĩa là quả sấu không quá già, hay quá non. Nếu già quá sấu sẽ mất vị chua, ít thịt, nhiều hạt. Còn nếu non quá thì khi ngâm, sấu sẽ bị nhũn, ăn không ngon. Chọn quả vỏ hơi sần sùi, đều tay, vì quả có vỏ bóng láng là sấu non. Không lấy quả to quá hay nhỏ quá. Không lấy quả bầm dập.

Mình chọn sấu chín vừa ít thịt 1 chút nhưng đổi lại mùi vị sấu chín rất thơm ngon

– Sau khi chọn được những quả sấu ngon rồi, dùng dao gọt bỏ lớp vỏ ngoài của sấu. Rửa sạch. Dùng dao sắc cắt khoanh tròn quanh quả sấu. Có thể để cả hạt hoặc bỏ hạt tùy thích.
– Ngâm sấu vào nước muối (dùng nước đun sôi để nguội + muối) khoảng 0,5 tiếng. Vớt sấu ra rồi chần sơ qua nước sôi, để ráo nước.
– Gừng gọt vỏ, thái chỉ, sợi mỏng.
– Đun nước đường bão hòa, cho gừng thái sợi vào và cuối cùng là xếp sấu vào lọ và đổ nước đường gừng lên trên.
– Đậy nắp lại khoảng 3-5 ngày là có nước sấu ngâm uống rồi. Nước sấu ngâm đường uống với đá và có thể để lâu được.

.